"Thành công của các bạn chính là thành công của chúng tôi" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu và gợi mở hướng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản là đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng và phát triển xanh.

Thủ tướng gợi mở hướng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản: đổi mới công nghệ, phát triển xanh - Ảnh 1.

Thủ tướng gợi mở hướng hợp tác của Việt Nam - Nhật Bản là phát triển xanh, bền vững và thúc đẩy công nghệ, đổi mới sáng tạo - Ảnh: VGP

Sáng 7-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam - Nhật Bản với chủ đề "Khả năng mới của mối quan hệ Việt - Nhật hướng đến tương lai", do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản Keidanren tổ chức.

Là sự kiện nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm quan hệ hai nước, ông Ichikawa Hideo, cố vấn Tập đoàn Resonac Holdings, đồng chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt thuộc Keidanren - bày tỏ mối quan hệ lâu đời của hai nước được vun đắp qua nhiều thế hệ.

Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực lắng nghe 

Ông đánh giá cao Việt Nam đã đạt thành tựu kinh tế vững chắc, là quốc gia có nền chính trị và xã hội ổn định, có 100 triệu dân. Việt Nam là cửa ngõ và là thị trường hấp dẫn đối với thế giới. Hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam.

Một trong những nền tảng tăng cường quan hệ hai nước là "Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản", ông Ichikawa Hideo cho rằng đã đạt nhiều thành tựu.

Theo đó, sáng kiến đã hỗ trợ Việt Nam, xây dựng những hạ tầng kinh tế quan trọng, tiến hành các dự án ODA. Từ đó cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng trưởng công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực.

"Những kết quả này là nhờ nỗ lực của Chính phủ Việt Nam lắng nghe tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản" - ông Ichikawa Hideo nói.

Gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ Nhật Bản, các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhân dân Nhật Bản đã hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả cho Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng quan hệ hai nước dù trải qua nhiều thăng trầm, nhưng đã không ngừng được củng cố, phát triển và tin cậy.

Trong đó, hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư được đặc biệt chú trọng, đẩy mạnh toàn diện cả song phương, đa phương, tạo hành lang thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại.

Đặc biệt trong hợp tác ODA, Nhật Bản trở thành quốc gia viện trợ ODA hàng đầu của Việt Nam với trên 2.700 tỉ yen vốn vay, gần 100 tỉ yen viện trợ không hoàn lại và 180 tỉ yen hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật thực hiện nhiều dự án hạ tầng, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực…

Đến nay, Nhật Bản cũng có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 70 tỉ USD tại Việt Nam. Kim ngạch hai nước đạt 50 tỉ USD trong năm 2022. 

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản mang lại nhiều kết quả, giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nhà đầu tư.

"Chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, tin cậy, chia sẻ, tin tưởng và cam kết đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản" - Thủ tướng nói và bày tỏ với đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Việt Nam, rất mong muốn phía bạn sẽ tin tưởng và hợp tác đầu tư.

Nhiều dư địa hợp tác 

Với tinh thần cùng đồng hành hướng tới tương lai, trên nền tảng quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện, tin cậy vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á", người đứng đầu Chính phủ cho rằng còn nhiều dư địa hợp tác nên cần nghiên cứu nâng cấp quan hệ hai nước để phát triển bền chặt hơn.

Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến một số định hướng trong hợp tác. Đó là xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh. Việt Nam đã ban hành các cơ chế thu hút tài chính, đặc biệt từ tư nhân cho mục tiêu này. 

Cùng với chiến lược và kế hoạch hành động, Việt Nam xây dựng chính sách hỗ trợ, ưu đãi tài chính, thúc đẩy dự án sử dụng hiệu quả năng lượng, trong đó ưu tiên năng lượng tái tạo…

Về chuyển đổi số sẽ thúc đẩy hợp tác công - tư với vai trò Chính phủ dẫn dắt, doanh nghiệp đồng hành. Mục tiêu là xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển.

Người đứng đầu Chính phủ cũng gợi mở hướng hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý và các ưu đãi đầu tư về vấn đề này. 

Có nhiều tập đoàn doanh nghiệp lớn đầu tư công nghệ, đổi mới sáng tạo và thành lập những trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.

Theo Thủ tướng, đây là những nội dung có ý nghĩa quan trọng, góp phần để Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra: đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Do đó, Thủ tướng mong muốn những thảo luận tại hội thảo sẽ góp phần chia sẻ kinh nghiệm giúp Chính phủ những giải pháp thiết thực để hướng đến sự phát triển bền vững và thịnh vượng của hai nước.

"Việt Nam kỳ vọng các doanh nghiệp FDI nói chung và Nhật Bản nói riêng sẽ tăng cường hơn nữa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vận dụng khoa học quản lý tiên tiến, hiệu quả. Đẩy mạnh nghiên cứu - phát triển, đổi mới sáng tạo và đóng góp đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu" - Thủ tướng nói.

Trên tinh thần "lợi ích hài hòa - rủi ro, khó khăn chia sẻ", Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Nhật Bản đến đầu tư kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam.

Trích Nguồn : https://tuoitre.vn/thu-tuong-goi-mo-huong-hop-tac-viet-nam-nhat-ban-doi-moi-cong-nghe-phat-trien-xanh-20230307095007684.htm?gidzl=33RA6m9UKqW5BSyP0q1MHmyjoHKV4bT45dV86X0U1aKSTfv76XbLHHmddXf37bSS7tJAJs4-NQrd0rrGH0

Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo CNC (HITC) thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được giao tổ chức sát hạch CNTT theo chuẩn Nhật Bản từ năm 2002 đến nay. Với mục đích cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh, hỗ trợ thí sinh tham dự sát hạch CNTT theo chuẩn Nhật Bản vào kỳ mùa Thu 2023, Trung tâm tổ chức một số khóa học ôn tập cho loại hình FE và IP như sau:

  1. Khóa ôn tập FE và IP ngắn hạn

* Mục tiêu của khóa học:

- Hệ thống hóa kiến thức.

- Hiểu được nền tảng các kiến thức của kỳ thi FE hoặc IP.

- Tự tin, sẵn sàng tham gia các kỳ sát hạch theo chuẩn kỹ năng.

- Bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng còn thiếu.

- Củng cố tiếng Anh chuyên ngành CNTT.

* Đối tượng: Những người đã đang làm có chuyên môn về CNTT, các em sinh viên đang học chuyên nghành về CNTT.

* Thời lượng học :

- Khóa học FE online: Dự kiến học 15 buổi/khóa

- Khóa học FE offline: Dự kiến học 15 buổi/khóa

- Khóa IP online: Dự kiến 3 - 5 buổi/khóa          

- Khóa IP offline: Dự kiến 3 - 5 buổi/khóa

  1. Khóa ôn tập FE dài hạn (Trung tâm phối hợp với Trung tâm Đào tạo TechMaster)

* Mục tiêu của khóa học:

- Đồng hành cùng học viên từ khi chưa có kinh nghiệm lập trình tiến tới đạt mục tiêu thi đỗ chứng chỉ FE.

- Hiểu được nền tảng các kiến thức của kỳ thi FE.

- Tự tin, sẵn sàng tham gia các kỳ sát hạch theo chuẩn kỹ năng.

- Bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng còn thiếu.

- Củng cố tiếng Anh chuyên ngành CNTT.

* Thời gian học: Thứ 3 và thứ 5 hàng tuần

* Khung giờ học: 19:00- 22:00.

* Hình thức: Online qua nền tảng Skype

* Thời lượng và nội dung học: 6 tháng

- Kỳ 1 (4 tháng): IT Base + luyện đề thi sáng

- Kỳ 2 (2 tháng): Cấu trúc dữ liệu và giải thuật + luyện đề chiều

Ngoài ra, Trung tâm TechMaster sẽ tổ chức các buổi thi thử để giúp học viên làm quen với thời gian và cấu trúc đề thi.

Chứng chỉ FE là gì?

Chứng chỉ FE(Fundamentals of Engineering), là kỳ sát hạch kiến thức CNTT do HITC (Hi-tech Incubation and Training Center) tổ chức hằng năm, liên kết với 6 quốc gia Philippines, Thailand, Vietnam, Myanmar, Mongolia, and Bangladesh.

Lập trình viên có chứng chỉ FE sẽ được ưu tiên xét visa làm việc trong lĩnh vực CNTT tại Nhật Bản. Thời gian học - luyện thi FE khoảng 4 tháng, giúp cho người thi củng cố toàn diện kiến thức - hiểu biết CNTT, chuyển đổi căn bản từ “thợ lập trình” sang “kỹ sư phần mềm”. Chứng chỉ IP, FE, AP được bộ Khoa học - Công Nghệ Việt nam đại diện cho HITC cấp. Chứng chỉ FE có thể được dùng để thay thế cho bằng đại học CNTT. Chính xác hơn, nhiều sinh viên tốt nghiệp CNTT được khuyến khích thi chứng chỉ FE để đánh giá lại toàn diện kiến thức của mình.

itpec 2

FE thi vào tháng 4 (summer) và tháng 10 (autumn) ở Nhật Bản và Philippines, Thailand, Vietnam, Myanmar, Mongolia, và Bangladesh. Kỳ xuân năm 2023, kỳ thi sát hạch sẽ diễn ra vào ngày 23/04/2023 tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các điểm thi phụ.

TechMaster Vietnam thông báo tuyển sinh lớp luyện thi chứng chỉ FE chuẩn kỹ sư CNTT Nhật Bản từ con số 0

TechMaster tổ chức luyện thi chứng chỉ FE, đồng hành cùng học viên chưa có kinh nghiệm lập trình, IT Base với mục tiêu thi đỗ chứng chỉ FE, hiểu về Computer Science, khả năng code cơ bản, có thể tự học khi làm việc trong lĩnh vực CNTT.

  • Khai giảng: dự kiến 07/03/2023
  • Thời gian học: Thứ 3 và thứ 5 hàng tuần
  • Khung giờ học: 19:00- 22:00.
  • Hình thức: Online qua nền tảng Skype
  • Nội dung học: 6 tháng
    Kỳ 1 (4 tháng): IT Base + luyện đề thi sáng
    Kỳ 2 (2 tháng): Cấu trúc dữ liệu và giải thuật + luyện đề chiều
    Ngoài ra, TechMaster sẽ tổ chức các buổi thi thử để giúp học viên làm quen với thời gian và cấu trúc đề thi.

Tại sao chọn TechMaster?

  • Học trực tuyến cùng với những giảng viên đã từng thi FE, tham gia ra đề thi và chuyên gia sâu trong từng lĩnh vực. Luyện đề thi thử trên nền tảng online.
  • Là đối tác củaHITC, cập nhật thông tin về kỳ thi kịp thời và chính xác, hỗ trợ đăng ký thi.
  • Học bổng hoàn 80% và 100% học phí nếu thi đỗ chứng chỉ trong lần đăng ký đầu tiên và hoàn thiện 150 bài LeetCode
  • Thực hành code nhiều, luyện thi trên nền tảng LeetCode.
  • Lớp học vui, slide đẹp dễ hiểu, ví dụ minh hoạ trực quan cam kết không buồn ngủ.
  • Bổ sung rất nhiều chủ đề (Mobile, Cloud, DevOps, quản trị dự án, phát triển hệ thống) giúp học viên tự tin trở thành kỹ sư cầu nối hoặc lập trình viên
  • Giáo trình cập nhật liên tục theo hình thức thi mới nhất.
  • Học ôn miễn phí trọn đời: Đóng học phí 1 lần, được tham gia học nhiều khóa cho tới khi thi đỗ.

Chi tiết: https://fe.techmaster.vn/

Hệ thống chuẩn kỹ năng CNTT của Nhật Bản đã được xây dựng và phát triển từ năm 1969 tại Nhật Bản Nhằm tạo ra tiếng nói chung trong thị trường đào tạo, sử dụng nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) và cung cấp thước đo cho cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động,. Cho đến nay, hệ thống vẫn tiếp tục được hoàn thiện và cập nhật những kiến thức mới cũng như những kỹ năng cần thiết nhằm theo kịp và đáp ứng kịp thời sự phát triển của ngành CNTT.

Ở Việt Nam, Trung tâm Ươm tạo và Đào tạo CNC (HITC) thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là đơn vị duy nhất tổ chức sát hạch theo chuẩn này từ năm 2002 đến nay. Với mục đích cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh, hỗ trợ thí sinh tham dự sát hạch CNTT theo chuẩn Nhật Bản vào kỳ mùa Xuân 2023, Trung tâm mở một số khóa học ôn tập cho loại hình FE và IP như sau:

  • Khóa học FE online: Dự kiến học 15 buổi/khóa
  • Khóa học FE offline: Dự kiến học 15 buổi/khóa
  • Khóa IP: Dự kiến 3 - 5 buổi/khóa
  1. Mục tiêu của khóa học

- Hệ thống hóa kiến thức.

- Hiểu được nền tảng các ngôn ngữ lập trình cơ bản đối với khóa học FE

- Tự tin, sẵn sàng tham gia các kỳ sát hạch theo chuẩn kỹ năng.

- Bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng còn thiếu.

- Củng cố tiếng Anh chuyên ngành CNTT.

  1. Quyền lợi của học viên học FE online

- Học cùng với những giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm, tham gia ra đề thi và chuyên gia sâu trong từng lĩnh vực.

- Thực hành code nhiều, luyện thi trên website trung tâm

- Bổ sung rất nhiều chủ đề (Mobile, Cloud, DevOps) giúp học viên tự tin trở thành kỹ sư cầu nối hoặc lập trình viên

- Giáo trình cập nhật liên tục theo hình thức thi mới nhất.

  1. Học phí

- Khóa học FE online: 4.500.000 đ/khóa/người

- Khóa học FE offline: 6.000.000 đ/khóa/người

- Khóa học IP online: 700.000 đ/khóa/người

- Khóa học IP offline: 1.200.000/khóa/người

  1. Thời hạn đăng ký 

- Đối với FE : Trước ngày 06/03/2023

- Đối với IP : Trước ngày 28/03/2023

  1. Số lượng người tham dự

- Dự kiến 10 học viên/lớp đối với khoa học offline

-  Dự kiến 12 học viên/lớp đối với khoa học online

  1. Mọi thông tin chi tiết về khóa học xin liên hệ:

- Anh Chung, số điện thoại: 091 253 5707; E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..

Chứng chỉ FE là gì?

Chứng chỉ FE(Fundamentals of Engineering), là kỳ sát hạch kiến thức CNTT do HITC (Hi-tech Incubation and Training Center) tổ chức hằng năm, liên kết với 6 quốc gia Philippines, Thailand, Vietnam, Myanmar, Mongolia, and Bangladesh.

Lập trình viên có chứng chỉ FE sẽ được ưu tiên xét visa làm việc trong lĩnh vực CNTT tại Nhật Bản. Thời gian học - luyện thi FE khoảng 4 tháng, giúp cho người thi củng cố toàn diện kiến thức - hiểu biết CNTT, chuyển đổi căn bản từ “thợ lập trình” sang “kỹ sư phần mềm”. Chứng chỉ IP, FE, AP được bộ Khoa học - Công Nghệ Việt nam đại diện cho HITC cấp. Chứng chỉ FE có thể được dùng để thay thế cho bằng đại học CNTT. Chính xác hơn, nhiều sinh viên tốt nghiệp CNTT được khuyến khích thi chứng chỉ FE để đánh giá lại toàn diện kiến thức của mình.


visa nhật

FE thi vào tháng 4 (summer) và tháng 10 (autumn) ở Nhật Bản và Philippines, Thailand, Vietnam, Myanmar, Mongolia, và Bangladesh. Kỳ xuân năm 2023, kỳ thi sát hạch sẽ diễn ra vào ngày 23/04/2023 tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các điểm thi phụ.

TechMaster Vietnam thông báo tuyển sinh lớp luyện thi chứng chỉ FE chuẩn kỹ sư CNTT Nhật Bản

  • Khai giảng: dự kiến 30/12/2022
  • Thời gian học: Thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần
  • Khung giờ học 19:00- 22:00.
  • Hình thức: Online qua nền tảng Skype
  • Mỗi buổi chia thành 2 tiết học:
    Tiết 1: Ôn thi kiến thức thi FE
    Nghỉ giữa giờ 10 phút
    Tiết 2: Lập trình Java Core, SQL, cấu trúc dữ liệu giải thuật

Tại sao chọn TechMaster?

  • Học trực tuyến cùng với những giảng viên đã từng thi FE, tham gia ra đề thi và chuyên gia sâu trong từng lĩnh vực.
  • Là đối tác của HITC, cập nhật thông tin về kỳ thi kịp thời và chính xác.
  • Học bổng hoàn 100% học phí nếu thi đỗ chứng chỉ trong lần đăng ký đầu tiên và hoàn thiện 100 bài LeetCode
  • Thực hành code nhiều, luyện thi trên nền tảng LeetCode
  • Lớp học vui, slide đẹp dễ hiểu, ví dụ minh hoạ trực quan cam kết không buồn ngủ.
  • Bổ sung rất nhiều chủ đề (Mobile, Cloud, DevOps) giúp học viên tự tin trở thành kỹ sư cầu nối hoặc lập trình viên
  • Giáo trình cập nhật liên tục theo hình thức thi mới nhất.
  • Học ôn miễn phí trọn đời: Đóng học phí 1 lần, được tham gia học nhiều khóa cho tới khi thi đỗ.
  • Được tặng áo gió độc quyền TechMaster khi đăng ký khoá học
    Chi tiết: https://fe.techmaster.vn/

Nguồn : techmaster.vn

Km 29 Đại Lộ Thăng Long Hà Nội
info@hitc.org.vn
0904117577